Tên khoa học:
Fructus Crotonis
Tên gọi khác:
Ba thục, Cương tử, Ba đậu sương, Ba sương, Ba đậu sương tử, Ba tiêu cương tử, Giang tử, Lão dương tử, Quả Màn Dẻ,…
Nguồn gốc:
Ở Trung Quốc cây mọc nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu… Ở Việt Nam cây mọc hoang, trồng nhiều ở Hà Bắc, Vĩnh Phú.
Bộ phận sử dụng:
Hạt phơi khô của cây Ba đậu.
Thành phần hóa học:
Hạt Ba đậu có 34-57%, dầu béo có tác dụng gây tẩy mạnh, 18% Protêin, một Glucocid gọi là Crotonoside (2 – oxy 6 – Aminopurin – Ribozit), Crotonic acid, Tiglic acid, một Anbumoza rất độc gọi là Crotin, một Ancaloid gần như chất Rixinin trong hạt Thầu dầu, men Lipaza và 1 số Acid Amin như Acgynin, Lycin…
Tính vị, quy kinh:
Vị cay, tính nhiệt.
Quy vào kinh Vị, Đại trường.
Công năng:
Tả hàn tích, trục đờm, hành thủy.
Chủ trị:
Ôn trường thông tiện: dùng khi thức ăn bị tích trệ trong ruột do Tỳ vận hóa không tốt, đại tiện bí táo.
Trục thủy tiêu thũng: chữa phù do xơ gan cổ trướng.
Chữa đờm nhiều, khó thở.
Liều dùng:
0,02- 0,5 g/ngày.
Kiêng kỵ:
Không dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ có thai.
Chú ý:
Nếu bị ngộ độc Ba đậu uống nước đậu xanh, đậu đen, nước hoàng liên, lô hội để giải độc.