DƯỢC LIỆU BA KÍCH THIÊN (巴戟天)
Ba kích tân cam
Đại bổ hư tổn
Tinh hoạt mộng di
Cương cân cố bản
Tên thường dùng: Ba kích thiên, ruột gà, chẩu phóng xì, thao tây cáy, kê trường phong.
Tên khoa học: Radix Morinda officinalis
Phân bố: Trung Quốc: Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến. Việt Nam: Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Giang,
Tính vị - Quy kinh: Vị ngọt, cay tính ôn.
Quy kinh: Can, Thận.
Cách dùng và liều dùng: Thường dùng liều 3 - 9g. Sắc uống
Công năng: Bổ thận dương, ích tinh , khu phong thấp, cường gân cốt.
Y văn nói gì về Ba Kích Thiên
“Bản Thảo Kinh Sơ tập Yếu”: Ba Kích Thiên chủ trị đại phong tà khí, cũng như các chứng phong lưu ở đầu mặt. Phong lực dương tà, có xu hướng đi lên nhiều. Kinh nói rằng, nơi nào tà khí tụ lại thì khí đó chắc chắn hư. Ba Kích Thiên có khả năng bổ trợ nguyên dương, đồng thời tán tà khí. Khi nguyên khí được bổ sung, tà khí không còn chỗ lưu trú, do đó chữa khỏi đại phong tà khí. Chủ trị dương suy không cương, mạnh gân cốt, an định ngũ tạng, bổ trung tăng chí ích khí. Khi tỳ và thận được dưỡng, các chứng hư tự khắc khỏi. Nó có thể chữa đau kéo ở vùng bụng dưới và âm đạo, hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh, có lợi cho nam giới. Ngũ tạng bị lao nhọc, thận là chủ, khi hạ khí thì hỏa giáng, hỏa giáng thì thủy thăng, âm dương cân bằng, tinh thần ổn định, do đó chủ trị khí thận sinh trưởng, nguyên dương mạnh mẽ, các chứng hư không cần cầu mà tự lui.
“Bản thảo Cầu Chân”: Ba Kích Thiên, theo sách là vị thuốc bổ thận quan trọng, có thể trị ngũ lao thất thương, mạnh dương ích tinh, nhờ tính ẩm mà có tác dụng này. Tuy nhiên, do khí vị cay ấm, lại có thể trừ phong thấp, do đó chữa đau lưng gối, phong thấp, thủy thũng, uống vào càng có lợi. Nhìn vào Thủ Chân Địa Hoàng Ẩm Tử, dùng vị này để trị phong tà, ý nghĩa thực sự là như vậy, không thể chỉ luận về bổ âm."
Chủ trị
- Bổ thận dương ích tinh: Chủ điểu trị thận hư liệt dương, phụ nữ tử cung bị lạnh , các chứng hạ tiêu hư lạnh , đi tiêu nhiều , bụng dưới lạnh đau, đi tiểu không nhiều .
- Khu phong trừ thấp, cường gân cốt: Thích hợp dùng cho chứng thận hư kiêm chứng tý (tê đau) thuộc phong thấp, đau lưng mỏi gối cân cốt yếu ớt bất lực
Ứng dụng lâm sàng
- Hỗ trợ điều trị liệt dương, di tinh: Ba kích, Đảng sâm, Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Thần khúc, mỗi vị 300g; Củ mài 600g. Các vị trên, tán bột mịn, hoàn viên với mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8-10g hoặc Ba kích thiên, ngưu tất mỗi loại 300g ngâm trong 5 lít rượu bỏ bả uống ấm, thường xuyên để hơi rượu lan tỏa, không để say quá gây nôn (Thiên Kim Phương)
- Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể: Ba kích 150g, hà thủ ô 150g, Ngưu tất 150g, Tang diệp 250g, Vừng đen 150g (sao thơm), Rau má 500g. Các vị trên tán bột mịn, hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.
- Hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối, gân xương yếu: Ba kích, đỗ trọng (tẩm muối sao), nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải, lượng bằng nhau, mỗi vị 400g. Hoàn viên mật ong. Ngày uống 2-3 lần mỗi lần 8-10g. Mỗi lần uống hai mươi viên, uống với rượu muối ấm, hoặc nước muối cũng được. Uống vào buổi trưa và trước khi đi ngủ mỗi ngày.
- Hỗ trợ điều trị phụ nữ tử cung lạnh lâu ngày, kinh nguyệt không đều, hoặc nhiều hoặc ít, khí hư trắng đỏ: Ba kích 150 gram, Lương khương 300 gram, Tử kim đằng 800 gram, Thanh diêm 100 gram, nhục quế (bỏ vỏ thô), Ngô thù du mỗi loại 200 gram. Tán thành bột, dùng hồ rượu làm thành viên. (“Cục Phương” – Ba Kích Hoàn).
- Hỗ trợ điều trị tiểu không tự chủ: Ích trí nhân, Ba kích thiên (Bỏ ruột), Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử (hấp rượu) mỗi loại bằng nhau. Tán thành bột mnj, dùng hò trượ nấu làm viên, uống hai viên trước khi ăn dùng rượu muối hoặc nước muối uống cùng (Kỳ Hiệu Lương Phương) .
- Hạ huyết áp: Canh thịt thỏ với hà thủ ô và ba kích thiên. Lấy 500 gram thịt thỏ, 30 gram chế hà thủ ô, 30 gram ba kích thiên, 30 gram đậu phộng, 4 lát gừng sống, và 5 gram muối. Thịt thỏ rửa sạch, cắt thành miếng, trần qua nước sôi để loại bỏ máu. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ, đun sôi lớn rồi đun nhỏ lửa trong 2-3 giờ, sau đó thêm gia vị là có thể dùng được.
- Thịt thỏ: Vị ngọt, tính mát, vào các kinh gan, tỳ, đại tràng, có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng âm bổ huyết, thanh nhiệt lương huyết. Thịt thỏ giàu dinh dưỡng, chất lượng thịt mịn màng, giàu protein, dễ tiêu hóa, ít béo, ít cholesterol, ít calo, thích hợp cho người bị cao huyết áp.
- Chế hà thủ ô: Vị đắng, ngọt, chát, tính hơi ấm, vào các kinh tâm, gan, thận, có tác dụng bổ gan thận, ích tinh huyết, hóa đục giảm mỡ.
- Ba kích thiên: Vị cay ngọt, tính ấm, vào các kinh thận, gan, có tác dụng ôn bổ thận dương, ích tinh khí, giảm huyết áp lợi tiểu, đồng thời bù đắp tính hàn của thịt thỏ.
- Đậu phộng: Vị ngọt, tính bình, vào các kinh tỳ, phổi, có tác dụng phù chính bổ hư, tỉnh tỳ hòa vị, dưỡng khí điều hòa khí huyết.
- Gừng sống: Ấm trung hòa vị, hạn chế tính hàn của thịt thỏ
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng chống trầm cảm
Nghiên cứu dùng chuột mô phỏng tăng huyết áp kết hợp trầm cảm để thử nghiệm hiệu quả của hợp chất oligosacharides chiết xuất từ ba kích cho thấy Các hợp chất oligosacharide từ ba kích giảm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương đồng thởi cải thiện các triệu chứng trầm cảm như, thiếu hứng thú, mất niềm vui. Đồng thời các hợp chất này thúc đẩy sự hình thành các phagosome và lysosome chứa nhiều ty thể trong tế bào thần kinh đệm và giảm tổn thương ty thể và sự giải phóng các cytokine viêm. - Tác dụng phòng chống loãng xương
Nghiên cứu sử dụng Chiết xuất của Ba kích thiên khi cho chuột cái sau khi loại bỏ buồng trứng cho thấy trong 6 tháng cho thấy. Mức độ khoáng xương không thay đổi nhiều trước và sau khi cho chuột dùng thuốc. - Tác dụng kháng viêm khớp dạng thấp
- Tác động đến hệ thống máu
Uống nước sắc Ba Kích Thiên có thể tăng số lượng bạch cầu trong máu của chuột con, và có tác dụng làm tăng bạch cầu giảm do chiếu xạ gamma. Một số hợp chất anthraquinone trong Ba Kích Thiên có hoạt tính ức chế sự phát triển của bệnh bạch cầu L1210. Ba Kích Thiên còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào gốc hạt ở chuột. - Tăng cường miễn dịch
Các thành phần oligosaccharide của Ba Kích Thiên có tác dụng tăng cường miễn dịch tế bào, hỗn hợp các thành phần oligosaccharide hòa tan trong nước của Ba Kích Thiên có tác dụng thúc đẩy rõ rệt sự phản ứng tăng sinh của tế bào T lympho ở tuyến ức của chuột, tác dụng đối với phản ứng tăng sinh của tế bào lympho lách cần tiếp tục nghiên cứu.
Các sản phẩm bào chế của thuốc
- Ba kích phiến: Loại tạp, rửa sạch, bỏ lõi, cắt thành đoạn 3-5 cm, phơi hoặc sấy khô.
- Ba kích chích rượu: Ba kích phiến 1,0 kg, Rượu (30 - 40%) 150 ml. Cho rượu trộn đều vào Ba kích phiến, ủ 1-2 giờ cho ngấm hết rượu sau đó sao nhỏ lửa tới khô.
- Ba kích chích muối: Ba kích phiến 1,0 kg. Dung dịch muối ăn 5% 150 ml. Đem dung dịch muối ăn trộn đều vào Ba kích phiến, ủ 2-4 giờ cho ngấm đều sau đó sao vàng.
- Ba kích chích cam thảo: Ba kích phiến 1,0 kg.Cam thảo 50 g. Cam thảo được cắt nhỏ, sắc với nước 3 lần, mỗi lần 150 ml nước sạch, đun sôi trong 30 phút. Gộp dịch sắc, cô còn 150ml. Đem dịch cam thảo trộn đều với ba kích, ủ 6 giờ cho ngấm đều sau đó sao vàng.
Một số món ăn có thể sử dụng chung với Ba kích
Súp trường thọ: 50 gam gan heo, 20 gam nấm hương, 30 gam câu kỷ tử và 12 gam Ba kích. Nấm hương, câu kỷ tử, ba kích, gan heo rửa sạch rồi cắt khúc, cho vào nồi thêm lượng nước thích hợp. Nấu lửa nhỏ cho đến khi gan heo chín, nêm nếm cho vừa ăn. Vị súp có tác dụng bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ, nên dùng cho người bệnh lâu ngày.
Súp kỷ tử, hạt óc chó, ba kích: 15g chi tử, 30 g hạt óc chó, 40g Hà thủ ô, 30 gam Ba kích, 15 g sinh địa, 2 quả cật heo, 3 lát gừng. Rửa sạch kỷ tử, hà thủ hô, ba kích và sinh địa trụng qua nước sôi để loại bỏ tạp chất. Cật lợn làm sạch, thái lát xào xơ với gừng lát. Sau đó cho hết vào nồi, sôi nhỏ lửa nêm nếm vừa ăn. Vị súp có tác dụng bổ can thận, hỗ trợ làm đen râu tóc, sử dụng cho các trường hợp râu và tóc bạc sớm, đau nhức và yếu lưng hông.
Kiêng kỵ khi sử dụng ba kích
Không dùng cho người mắc bệnh gan, thận nặng.
Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Không dùng cho người có thể trạng nhiệt (nóng), sốt nhẹ về chiều.
Không dùng cho người bị huyết áp thấp.
Không tự ý sử dụng liều cao.
Không sử dụng ba kích chưa qua chế biến đúng cách.
Tránh sử dụng kết hợp với các loại thuốc không phù hợp.
Người bị táo bón thì không được dùng ba kích.
Tuyệt đối không được quá quá lạm dụng rượu ba kích
Lời khuyên chung
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi bắt đầu sử dụng ba kích, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền để được tư vấn về liều lượng và cách sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
- Sử dụng đúng liều lượng: Tuân thủ liều lượng khuyến cáo để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Chế biến đúng cách: Đảm bảo ba kích được chế biến đúng cách để loại bỏ các chất độc hại có thể gây ngộ độc.
Có thể thấy Ba kích là vị thuốc quy trong Y học cổ truyền, có tác dụng phòng ngừa tăng co bóp ruột giảm huyết áp, cải thiện chức năng thận, trị viêm da, viêm khớp…Tuy nhiên phải luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia và thầy thuốc trước khi sử dụng. Ba kích là dược liệu được sử dụng ngày càng nhiều nên đã được du nhập và sử dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên để tìm mua được sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả phù hợp thì cần khách hàng phải có sự lựa chọn lỹ lưỡng.
☎️ Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN BẢO KHANG ĐƯỜNG
🏤 Địa chỉ: 524 Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
📞 Hotline: 0907 980 886
📧 Email: [email protected]
💻 Website: https://baokhangduong.com.vn
👉🏻 Link mua sản phẩm: https://baokhangduong.com.vn/ba-kich
Tác giả: T.N.M.N