Tên khoa học
lpinia officinarum Hance.
Tên khác
Riềng, riềng thuốc, riềng gió, kìm sung, phong khương, lương khương, tiểu lương khương, có khá (Thái).
Xuất xứ
Nguồn gốc bản địa ở các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam hay Quảng Tây của Trung Quốc. Ở nước ta, riềng có ở khắp mọi nơi. Cây phát triển mạnh ở những nơi có đất ẩm, chẳng hạn như bờ ao, bờ ruộng.
Bộ phận dùng
Củ (thân, rễ), hạt và lá cũng được sử dụng nhưng ít hơn.
Thành phần hóa học
Tinh dầu 1%, Xineola, Metylxinnamat, Alpinin C17H16O6, Chất cay Galangola, Galangin C15H10O5, Kaempferit C16H12O6
Tinh vị, quy kinh
Vị cay, thơm, tính ấm. Quy vào kinh Tỳ, Vị.
Công dụng
Riềng có tác dụng tiêu thực, trừ hàn, tiêu sưng, giảm đau, ôn trung. Ngoài ra, còn có tác dụng ôn trung, tán hàn tiêu thực giảm đau.
Chủ trị
Khó tiêu, nôn ói, đau dạ dày, đau bụng do hàn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp…
Dùng điều trị chứng đau vùng thượng vị do cảm phong hàn, ăn không tiêu, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém...
Y học hiện đại
- Kháng viêm, sát trùng
- Thải độc
- Chống oxy hóa, ngăn chặn gốc tự do
- Cải thiện khả năng lưu thông tuần hoàn máu
- Kích thích tiêu hóa, giảm tiêu chảy
- Phòng chống buồn nôn và nôn ói
- Ngăn ngừa thoái hóa não bộ, tăng cường chức năng nhận thức
- Ức chế hoạt động của TNF-alpha, phòng chống bệnh trầm cảm
- Làm vết bỏng da nhanh lành
- Ngăn ngừa ung thư
- Cải thiện hệ miễn dịch
- Tăng chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở đàn ông.
Liều dùng
8 - 16g/ngày.
Lưu ý
Củ riềng không chứa độc. Tuy nhiên dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Dị ứng, nóng trong, tăng tiết axit dạ dày.