Tên khoa học: Poria cocos Wolf (Pachyma hoelen Rumph), thuộc họ Nấm lỗ Polyporaceae.
Bộ phận dùng: Nấm đã bỏ vỏ.
Xuất xứ
- Bạch phục linh phiến: An Huy
- Thô phục linh: Việt Nam
- Vân phục linh: Vân Nam
Tính vị: Tính bình, vị đạm.
Quy kinh: Phế, Tỳ.
Công năng: Vị thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thuỷ thũng. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi, di tinh.
Chủ trị: Tính chất phục linh theo tài liệu cổ: vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 5 kinh: Tâm, Phế, Thận, Tỳ và Vị. Có tác dụng lợi thuỷ, thấm thấp, bổ tỳ, định tâm, dùng chữa tiểu tiện khó khăn, thuỷ thũng trướng man, tiết tả, phục thẩm định tâm, an thần chữa hồi hộp mất ngủ. Trong nhân dân, phục linh được coi là vị thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thuỷ thũng. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi, di tinh. Ngày dùng 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc, bột hay viên.
- Chữa bệnh thuỷ thũng: phục linh 10g, mộc thông 5g, tang bạch bì 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. chia làm 3 lần uống trong ngày
- Đơn thuốc chữa phù thũng, sợ hãi: phục linh 8g, cam thảo 3g, quế chi 4g, sinh khương 3g, nước 400ml, sắc còn 200ml Chia làm 3 lần uống trong ngày
- Chữa vết đen trên mặt: tán bột phục linh để bôi da (lưu ý cần khám tư vấn về da liễu).
Tác Dụng Dược Lý của Phục linh: Ngày nay, các nhà khoa học chiết xuất - phân lập các thành phần và thử hoạt tính sinh học của bạch phục linh. Cụ thể, polysaccharides, triterpenoids và axit béo có trong nấm phục linh được chứng minh có khả năng lợi tiểu, chống viêm, Chống oxy hóa và chống lão hóa, điều hòa miễn dịch, hạ đường huyết và điều trị ung thư,... Một số thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện để chứng minh tác dụng của phục linh.
Liều dùng: 9 - 30 g
Kiêng kỵ: Tiểu quá nhiều, di hoạt tinh do hư hàn, tỳ hư hạ hãm (sa dạ dày, sa trực tràng) và thoát vị không nên sử dụng bạch linh với liều lượng lớn.