TỤC ĐOẠN (LƯNG ĐAU GỐI MỎI, TOÀN THÂN ĐAU NHỨC, ĐAU NHỨC KHỚP, CHÂN TAY TÊ DẠI,…)
Tên khoa học: Cistanche deserticola Y. C. Ma
Bộ phận dùng: Rễ khô
Xuất xứ: Nội mông, Tân cương, Cam Túc
Tính vị: Tính nhiệt, vị cam, hàm.
Quy kinh: Thận, Đại trường.
Công năng: Bổ Thận dương, ích tinh huyết, nhuận tràng thông tiện.
Chủ trị:
a) Bổ Thận dương: Sử dụng điều trị chứng Thận dương bất túc gây liệt dương, đau lưng mỏi gối thì thường phối ngũ với Thục địa, Thố ty tử, Ngũ vị tử. Hoặc điều trị tử cung hàn lạnh dẫn đến khó mang thai thì phối ngũ với Lộc giác giao, Đương quy, Tử hà sa.
b) Điều trị đại tiện táo bón thì phối ngũ với Đương quy, Chỉ xác. Sử dụng điều trị táo bón do Thận hư, kèm tiểu tiện trong loãng và nhiều, lưng đau mỏi lạnh thì phối ngũ Đương quy, Ngưu tất.
Tác Dụng Dược Lý của Nhục thung dung:
a) Tăng cường miễn dịch : Nhục thung dung có thể thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch, khả năng thực bào của hệ thống miễn dịch, miễn dịch dịch thể của cơ thể và chức năng miễn dịch tế bào.
b) Chống lão hóa : D-mannitol và polysaccharide của Nhục thung dung có tác dụng trì hoãn lão hóa da, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, kích hoạt các enzyme superoxide và giảm sự tích tụ lipofasma trong cơ thể.
c) Tác dụng tăng cường sinh dục nam : Nhục thung dung có tác dụng bổ sung nội tiết tố nam, và chất chiết xuất Nhục thung dung cũng có tác dụng bảo vệ nhất định đối với chức năng thận.
Liều dùng: 9 - 15 g. Liều cao 30g.
Kiêng kỵ: Nhục thung nhung là vị thuốc kỳ các đồ đồng sắt, nên khi sử dụng nhục thung nhung ngâm rượu nên sử dụng các loại chất liệu gốm, đất nung... Vị thuốc này không phù hợp với những người bị tiêu chảy, âm hư hỏa vượng, hoặc trong thận âm hư, dương vật dễ cương cứng mà tinh dịch không ổn định. Tránh nhầm lẫn nhục thung nhung với tỏa dương.