Nguồn gốc
Hồ tuy là toàn cây của cây mùi Coriandrum sativum L, thuộc họ hoa tán Umbellifera.
Vùng sản xuất
Ở nhiều nước vùng ven Địa Trung Hải, một số nước Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc là những nơi tròng và sản xuất số lượng lớn. Hồ tuy còn được trồng làm thực phẩm trên kháp nước ta.
Bộ phận dùng
Cả cây và hạt.
Thành phần hóa học
1% tinh dầu, 13 - 20% chất béo, 16 - 18% Protein, 3 - 8% Xenluloza, 13% chất không Nitơ.
Trong tinh dầu có 70 - 90% là Linalool (còn gọi là Coriandrol, 5% P.pinen, Limonen, Tecpinen, Mycxen, Phelandren, một ít Geraniol, Bocneol).
Tinh vị, quy kinh
Vị cay ấm. quy kinh phế - vị.
Công năng
Phát biểu thấu chẩn, khai vị tiêu thực.
Chủ trị
Trừ tà khí, khu phong, long đờm, tiêu cơm, thông khí bụng dưới, lợi đại tiểu trường, thúc đậu sởi mọc.
Y học hiện đại
Chữa sởi ở trẻ em: Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.
Chứa các vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt. Hoạt chất trong rau mùi có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol trong máu, sát khuẩn ở đường tiêu hóa, chống viêm ở niêm mạc miệng…
Liều dùng
3 - 6g/ngày.
Lưu ý
Nếu lạm dụng có thể gây tổn thương gan, tụt huyết áp, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, hô hấp, không tốt cho thai nhi… Do vậy, việc sử dụng rau mùi cần lưu ý những điều sau đây:
- Không dùng với những người mẫn cảm với tính nóng, cay của loại rau này.
- Không nên uống nước ép rau mùi nếu có bệnh dạ dày. Người bình thường cũng không nên uống quá 200ml trong ngày sẽ gây buồn nôn, đau dạ dày…
- Những người đang gặp các vấn đề về gan thì không nên sử dụng rau mùi.
- Cấm dùng cho các trường hợp ban sẩn do nhiễm trùng nhiễm độc