麻黄 (máhuáng)
Nguồn gốc:
Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của một số loài Ma hoàng, thường gặp nhất là Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.), Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge.), Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.), họ Ma hoàng (Ephedraceae).
Vùng sản xuất :
Ma hoàng phân bố rộng rãi nhất ở Trung Quốc, phân bố ở Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Nội Mông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải và Tân Cương, phổ biến nhất ở các tỉnh phía Tây Bắc. Còn phân bố ở Afghanistan, Iran và Nga.
Hiện nay ở Bảo Khang Đường chúng tôi sử dụng Ma hoàng ở Cam Túc. Cam Túc nằm ở thượng nguồn sông Hoàng Hà và nằm ở trung tâm địa lý của Trung Quốc. Nó giáp Thiểm Tây ở phía đông, Ninh Hạ ở phía Đông Bắc, Tứ Xuyên ở phía nam, Thanh Hải và Tân Cương ở phía tây, Nội Mông ở phía bắc và Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ .
Thành phần hóa học:
Ephedroxane, Ephedrine, Norephedrine, b-Terpineol, p-Hydroxebenzoic acid, Pseudoephedrine, Norpseudoephedrine, Methylpseudoephedrine, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine, Cinnaic acid, Protocatechuic acid,…
Tính vị, quy kinh:
Tính ấm, vị cay, đắng
Qui kinh Phế, Bàng quang.
Công năng:
Phát tán phong hàn, thông khí, bình suyễn.Lợi niệu tiêu phù, chỉ khái , tuyên phế.
Theo nghiên cứu dược lí:
Tác dụng điều trị bệnh hen suyễn vì khả năng kháng viêm liên quan đến hoạt động của các cytokin trên đường hô hấp.
Kích thích thần kinh trung ương: Edpherin trong ma hoàng tác động vào vỏ đại não giúp làm giảm cơn buồn ngủ, tạo tinh thần sảng khoái phấn chấn, tác động vào trung tâm hô hấp ở hành não.
Ma hoàng giúp giãn phế quản đối với người mắc co thắt phế quản, tăng chuyển hóa và đường huyết, tăng lưu lượng tuần hoàn máu. Làm co mạch máu ngoại vi, kích thích cơ tim, tăng huyết áp, làm tim đập nhanh hơn, làm giãn đồng tử mắt.
Liều dùng:
Liều dùng trung bình: 2 – 12g/ ngày, chủ yếu ở dạng thuốc thang và hoàn tán.
Kiêng kỵ:
Không dùng ma hoàng cho chứng biểu hư ra nhiều mồ hôi.
Phụ nữ mang thai, người vốn có khí hư, suy nhược không được dùng.
Theo sách Bản Thảo Kinh Tập Chú: không dùng Ma hoàng cùng Kỵ Tế tân và Thạch vi.
HỖ TRỢ TƯ VẤN
Fanpage: Phòng Chẩn Trị Y Học Cổ Truyền Bảo Khang Đường
SĐT: 0907980886
Zalo:
Website: Bảo Khang Đường
Địa chỉ: 524 Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM.