- Tên khoa học: Zingiber officinale.
Nguồn gốc: Chủ yếu ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu.
Vùng sản xuất: Hiện nay gừng được trồng nhiều nhất ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Nam Á khác. Ở nước ta, cây gừng được trồng ở nhiều địa phương từ đồng bằng đến vùng núi cao và hải đảo.
Bộ phận dùng: Củ (thân, rễ).
Thành phần hóa học: 2 – 3% tinh dầu, β-zingiberen, β-farnesen, ar-curcumenen, borneol, geraniol, 20 – 25% tinh dầu, gingerol, zingerol, zingeron, shogaol, β-phelandren, α-camphen, eucalyptol,…
Tinh vi, quy kinh: Vị cay nóng, tính ấm, không độc. Quy vào kinh Phế, Tỳ, Vị, Tâm, Trường.
Công năng: Giảm ho, làm ấm phế, giải biểu, giải độc, tán phong hàn, chống buồn nôn, làm ấm tỳ vị, khử mùi hôi, kích thích tiêu hóa và vị giác.
Chủ trị: Nghẹt mũi, cảm lạnh, nhiễm phong hàn, hen suyễn, ho lâu ngày không khỏi, tỳ vị hư hàn, nhiễm độc thức ăn, rượu bia, đàm thủy khí đầy,…
Y học hiện đại:
- Dịch ngâm từ gừng tươi có tác dụng ức chế trùng roi âm đạo, khuẩn nấm T.violaceum, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, trực khuẩn thương hàn.
- Gừng tươi có tác dụng chống loét bao tử, kích thích phân tiết dịch tiêu hóa, chống khuẩn, chống viêm, giảm đau, lợi mật, chống ói và tăng huyết áp.
- Hoạt chất Cineol trong gừng tươi có tác dụng diệt vi khuẩn và kích thích tại chỗ.
- Hoạt chất Gingerol có tác dụng chống đông máu.
Liều dùng: 3 - 10g/ngày.
Lưu ý:
- Không dùng sinh khương cho trường hợp âm suy kìm vượng nhiệt bên trong, âm hư nội nhiệt và người nhiệt thịnh.
- Ăn quá nhiều gừng có thể gây ung nhọt và tích nhiệt mắt bệnh.
- Bệnh nhân bị trĩ nên hạn chế ăn quá nhiều sinh khương và cần kiêng uống rượu khi dùng gừng nếu không bệnh sẽ phát lên đột ngột.
- Dùng bài thuốc từ gừng lâu ngày có thể gây âm hư nội nhiệt, tổn âm thương mắt, biểu hư có nhiệt ra mồ hôi, âm hư ho thổ huyết, đổ mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi trộm, đau bụng hỏa nhiệt, nhiệt gây nôn lợm, tang độc hạ huyết,…
- Gừng có tác dụng tăng huyết áp nên cần tránh sử dụng cho bệnh nhân huyết áp cao (đối với bài thuốc uống).
- Có thể dùng gừng giải độc do sử dụng bán hạ và nam tinh.
- Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng tối đa 10g gừng/ ngày,
- Không dùng gừng tươi với thuốc chống đông máu và các loại thuốc có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.
- Can khương nóng hơn sinh khương, vì vậy những trường hợp tỳ vị hư hàn nặng có thể dùng sinh khương sấy/ phơi khô để tăng tác dụng điều trị.