Tên khoa học
Foeniculum vulgare.
Tên khác
Thì là, tiểu hồi, hồi hương.
Xuất xứ
Tiểu hồi hương có nguồn gốc từ Trung Quốc và phát triển chủ yếu ở tỉnh Cam Túc, Nội Mông, Sơn Tây và Liêu Ninh. Ngoài ra cây cũng được trồng ở một số địa phương có khí hậu mát mẻ ở nước ta nhưng số lượng không nhiều.
Bộ phận dùng
Quả
Thành phần hóa học
Fenchone, Camphene, a-Phallandrene, Anisic acid, cis-Anethole, Petroselinic acid, 7-Hydroxycoumarin, Anethol, a-Pinene, Dipnetene, Anise aldehyde, Estragole, p-Cymene, Stigmasterol,…
Tinh vị, quy kinh
Vị đắng, cay, tính ôn. Quy vào kinhVị, Tỳ, Thận.
Công dụng
Lý khí khai vị, ấm can, ôn thận, chỉ thống, tán hàn.
Chủ trị
Chứng bụng sườn đau, sa tinh hoàn, buồn nôn, thận hư, ăn ít.
Y học hiện đại
- Thành phần anethole trong hồi hương có tác dụng ức chế trực khuẩn lao trên súc vật thực nghiệm.
- Dược liệu có tác dụng kích thích tại chỗ tương tự như bạc hà.
- Tinh dầu của hồi hương có tác dụng tăng tiết dịch vị dạ dày, kích thích trung tiện và tăng nhu động ruột.
- Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng giảm co thắt ruột và giảm đau bụng.
Liều dùng
3 - 8g/ngày.
Lưu ý
- Không dùng dược liệu này cho người âm hư hỏa vương và có chứng nhiệt.
- Tránh nhầm lẫn tiểu hồi với quả hồi có độc (Illicium religiosum).
- Dược liệu hồi hương có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai chứa estrogen. Vì vậy nếu đang sử dụng loại thuốc này, bạn nên phối hợp với các biện pháp ngừa thai khác như bao cao su.
- Sử dụng bài thuốc từ dược liệu này có thể lảm giảm tác dụng của một số loại thuốc chữa estrogen như Estradiol, Ethinyl estradiol,…