NHANG NGẢI CỨU TUỆ HẢI ĐƯỜNG ( CÁC HUYỆT GỌI SẼ LÀM KHÍ HUYẾT LƯU THÔNG MẠNH, LÀM ẤM NÓNG CƠ THỂ, GIẢM ĐAU, SƯNG, MỎI CƠ,…)
Công năng-Chủ trị: Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, làm ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ
Tên gọi khác: Nhang ngải cứu
Nước sản xuất: Việt Nam
Chất liệu: Lá ngải cứu khô
Trọng lượng: 100 gr
Công dụng: Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, làm ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ
1.NHANG NGẢI CỨU TUỆ HẢI ĐƯỜNG Loại nhang Ngải cứu do TUỆ HẢI ĐƯỜNG làm ra có độ cháy lâu, không rơi tàn và có bổ sung một số vị thuốc khác. Đã sử dụng chữa bệnh cho rất nhiều người, chữa được khá nhiều bệnh có hiệu quả, đó là những bệnh như: – Thần kinh, tiền liệt tuyến, đau lưng, thoái hoá đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, thần kinh toạ, đau khớp gối. – Chứng liên quan tới vùng phổi: tức ngực khó thở, hụt hơi. – Đau vai gáy,đau cánh tay không nhấc lên được,bại liệt chân, tay do tai biến mạch máu não. – Hơ vào huyệt Túc Tam Lý để cứu dưỡng sinh (điều khí huyết,an thần dưỡng tâm): Huyệt Túc Tam Lý là huyệt thứ 36 thuộc vị kinh,nằm ở vị trí dưới đầu gối 3 đốt ngón tay như hình bên: NHANG NGẢI CỨU TUỆ HẢI ĐƯỜNG 1 Là nơi hội tụ của 3 phủ (đại trường,vị và tiểu trường)nó là huyệt chủ về khí huyết của đường kinh vị thống trị 3 vùng ( thượng ,trung và hạ tiêu).Gọi nó là huyệt chủ của dưỡng sinh. Nguyên tắc dùng Nhang ngải cứu là nếu biết các phương huyệt thì hơ trên các huyệt vị đó là hiệu quả nhất.Còn không thì cứ theo phương pháp “ ĐAU ĐÂU – CỨU ĐÓ”. Nhang ngải trước khi dùng cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng (có ở đây hoặc kèm theo khi mua nhang)
HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG NHANG NGẢI CỨU CHỮA BỆNH: Cách cứu bổ: Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm),dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu. Cách cứu tả: Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò).Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát). Cách xoay tròn: Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt. Cách rà trên vùng da: Dùng điếu ngải rà trên vùng da, cách 1-2 cm để tìm điểm nóng rát (sinh huyệt), rà với tốc độ vừa phải, khi qua vùng da thấy nóng rát như phải bỏng thì nhấc lên (làm 2-5 lần). Điếu ngải luôn để hơi chếch ngay mặt da, dung ngón tay út để trên mặt da tạo khoảng cách (như cầm cây bút để viết). Nên bôi một lớp dầu cù là mỏng trước khi cứu, không để tàn rơi xuống da người bệnh. -Cứu nóng dùng để trị các chứng bệnh hàn, bệnh lâu ngày gây hư suy. Nên cẩn thận không để bị bỏng khi cứu, không để rơi tàn nóng làm bỏng da hay tàn tro bay vào mắt. Thời gian cứu tối đa mỗi huyệt 3-5 phút, không nên lạm dụng đốt cứu quá nhiều ở một huyệt,cứu nóng sau bữa ăn là thích hợp nhất.